Chứng chỉ SSL là gì? Vì sao nên dùng SSL bảo mật web?

Chứng chỉ SSL là giao thức bảo mật quan trọng, thiết lập kết nối được mã hoá an toàn giữa trình duyệt web và máy chủ. Cài đặt chứng chỉ bảo mật SSL giúp trang web xác thực và tăng độ tin cậy. Cùng Lead Digital tìm hiểu qua chia sẽ dưới đây!

SSL là gì? Các thành phần của chứng chỉ bảo mật SSL

SSL là viết tắt của Secure Socket Layers, là tiêu chuẩn bảo mật của hàng trăm triệu trang web trên toàn thế giới. Chứng chỉ SSL bảo đảm các dữ liệu truyền tải giữa trình duyệt web và máy chủ được riêng tư và an toàn, không bị kẻ gian đánh cắp hay tráo đổi.

SSL là viết tắt của Secure Socket Layer

SSL là viết tắt của Secure Socket Layer

Khi trang web được cài đặt chứng chỉ bảo mật SSL, URL của website đó sẽ bắt đầu bằng “https://“, thay vì “http://“. Thêm vào đó, biểu tượng ổ khoá sẽ xuất hiện trên thanh địa chỉ của trình duyệt web.

Chứng chỉ SSL bao gồm nhiều thành phần như:

  • CA hay Certificate Authority là tổ chức cung cấp các chứng thư số như chứng chỉ SSL cho người dùng, doanh nghiệp, phần mềm, máy chủ và mã code.
  • Tên miền.
  • Chủ sở hữu là tổ chức hoặc cá nhân đứng sau trang web.
  • Khóa công khai và khóa riêng tư.
  • Chữ ký của CA để đảm bảo tính xác thực cho website.
  • Ngày hiệu lực để khi hết hạn người dùng có thể gia hạn cho chứng chỉ.
  • Số seri độc nhất của mỗi chứng chỉ.
  • Thuật toán ký.

Một số thuật ngữ thường gặp trong chứng chỉ SSL

Để hiểu rõ hơn về chứng chỉ SSL, bạn cần nắm rõ các thuật ngữ sau:

  • DV SSL (Domain Validation): Chứng chỉ bảo mật SSL chứng thực cho Domain website tên miền của website. Quy trình cấp thường nhanh chóng, đơn giản nhưng không có mức độ tin cậy cao về tổ chức. Do đó, DV SSL phổ biến cho các trang web cá nhân, blog.
  • OV SSL (Organization Validation): Chứng chỉ bảo mật chứng thực danh tính của tổ chức đăng ký, biểu tượng là ổ khoá và tên tổ chức. Chứng chỉ phù hợp với doanh nghiệp cần tăng niềm tin đối với người dùng nên phổ biến cho các website thương mại.
  • SANs SSL (Subject Alternative Names)/Wildcard SSL: Chứng chỉ SANs SSL là gì, chúng cho phép bảo vệ các tên miền và tên miền phụ khác nhau trong một chứng thư duy nhất. Do đó các công ty có nhiều trang web hoặc dịch vụ phụ liên quan sẽ lựa chọn SSL này.
  • EV SSL (Extended Validation): Là chứng chỉ SSL cung cấp độ bảo mật cao nhất với quy trình xác minh nghiêm ngặt, đảm bảo tính pháp lý và xác thực. Nó hiển thị tên đầy đủ của tổ chức trong thanh địa chỉ của trình duyệt, thường thấy ở các doanh nghiệp lớn, tổ chức tài chính uy tín thường lựa chọn giao thức bảo mật này.

Vì sao nên dùng SSL bảo mật web?

Chứng chỉ SSL đóng vai trò vô cùng quan trọng để tăng độ uy tín cho trang web và bảo mật dữ liệu.

SSL mã hóa thông tin

Khi dữ liệu truyền qua internet, SSL sẽ mã hoá các thông tin chỉ để người nhận mới có thể đọc. Không chỉ bảo vệ thông tin tài chính, SSL bảo mật thông tin đăng nhập, dữ liệu nhạy cảm, mật khẩu, thẻ tín dụng,… Nếu thông tin chưa mã hoá, tin tặc có thể dễ dàng truy cập và đánh cắp dữ liệu. Bảo mật dữ liệu là điều rất quan trọng với các tổ chức trong lĩnh vực thương mại điện tử, y tế hay tài chính.

Mang đến tính xác thực và tin cậy cho website

Để được cung cấp chứng chỉ bảo mật SSL, trang web phải đảm bảo các tiêu chí kiểm tra của nhà cung cấp. Điều này là để xác thực trang web đáng tin cậy. Do đó khi truyền thông tin vào trang web có SSL, người dùng sẽ yên tâm rằng mình gửi thông tin đến máy chủ mà không phải website giả mạo.

Bên cạnh đó, trang web có SSL được thể hiện tên tổ chức trên thanh địa chỉ. Từ đó, người dùng truy cập website cảm thấy an toàn khi giao dịch trực tuyến và tin tưởng tuyệt đối vào trang web.

SSL giúp người dùng xác định tính tin cậy của website

SSL giúp người dùng xác định tính tin cậy của website

Chứng chỉ SSL ngăn chặn tấn công của hacker

Nếu hacker muốn nghe lén, thu thập dữ liệu từ quá trình truyền thông tin giữa người dùng và máy chủ thì SSL sẽ mã hóa thông tin, khiến cho điều này không thể thực hiện. Trường hợp hacker tấn công trung gian, đứng giữa giao tiếp của người dùng và máy chủ để đọc dữ liệu, SSL sẽ yêu cầu chứng thực từ 2 phía để thông tin không thể truyền đi. Điều này làm giảm nguy cơ các cuộc tấn công của hacker và giúp website của bạn thoát khỏi lỗ hổng website.

Cải thiện cho SEO website

Có thể bạn chưa biết, Google đã ưu tiên các trang web có chứng chỉ SSL từ năm 2014. Kể từ đó, các trang web có địa chỉ “https” đã là yếu tố thiết yếu để nâng cao xếp hạng. Trang web an toàn cũng giúp người dùng tăng thời gian ở trên trang, giảm tỷ lệ thoát. Những yếu tố này ảnh hưởng tích cực đến SEO.

>> Xem thêm: Thiết kế website chuẩn SEO: Tăng hiệu quả kinh doanh online

Làm sao để kiểm tra chứng chỉ SSL trên trình duyệt web?

Để kiểm tra một trang web có sử dụng SSL hay không và chứng chỉ bảo mật SSL hợp lệ không, bạn thực hiện các bước sau:

  • Bước 1: Mở trình duyệt Chrome (hoặc trình duyệt khác), sau đó nhập địa chỉ website vào thanh địa chỉ.
  • Bước 2: Trường hợp website có sử dụng SSL, bạn sẽ thấy biểu tượng ổ khóa và địa chỉ web sẽ bắt đầu bằng “https://”. Trường hợp website không có SSL, thanh địa chỉ không hiển thị ổ khoá và tên miền có màu xám hoặc đỏ (thậm chí 1 số trình duyệt được cập nhật mới sẽ cảnh báo lỗi “Địa chỉ không an toàn” do chưa có SSL).
  • Bước 3: Nếu bạn muốn xem chi tiết về chứng chỉ bảo mật SSL, hãy nhấn vào ổ khoá. Bạn sẽ thấy một tab khác hiển thị và cung cấp thông tin về tên tổ chức cung cấp chứng chỉ SSL, hiệu lực và tên miền chứng chỉ bảo vệ.

Kiểm tra chứng chỉ SSL trên website

Kiểm tra chứng chỉ SSL trên website

Bên cạnh đó, bạn có thể truy cập các trang web như ssllabs.com, sslchecker.com để kiểm tra cài đặt SSL trên trình duyệt.

Tóm lại

Chứng chỉ SSL là yếu tố không thể thiếu để thiết lập một website bảo mật cao, đạt độ tin tưởng tuyệt đối với người dùng. Lead Digital là đơn vị chuyên thiết kế website chuẩn SEO, nâng cao nhận diện của thương hiệu đối với người dùng.

Trên đây, Lead Digital đã chia sẻ SSL là gì và giải đáp tại sao cần có chứng chỉ SSL bảo mật web. Nếu cần tư vấn thêm về thiết kế và lập trình website, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 093 23 23 799 để được hỗ trợ!

FAQs
CÂU HỎI Thường gặp

Lead Digital tổng hợp một số thắc mắc thường gặp của khách hàng khi tìm hiểu về dịch vụ thiết kế website. Nếu bạn cần hỗ trợ trực tiếp, vui lòng để lại thông tin hoặc liên hệ với chúng tôi qua hotline.

Có rất nhiều nhà cung cấp chứng chỉ SSL trên thị trường, từ các công ty lớn như Comodo, DigiCert, GlobalSign đến các nhà cung cấp dịch vụ hosting. Khi chọn mua chứng chỉ SSL, bạn nên cân nhắc các yếu tố sau:

  • Loại chứng chỉ: Chọn loại chứng chỉ phù hợp với nhu cầu của bạn.
  • Thời gian cấp: Thời hạn sử dụng của chứng chỉ.
  • Giá cả: So sánh giá cả giữa các nhà cung cấp.
  • Hỗ trợ khách hàng: Chọn nhà cung cấp có dịch vụ hỗ trợ khách hàng tốt.

Chứng chỉ SSL có một thời gian hiệu lực nhất định, và sau khi hết hạn, bạn cần phải gia hạn chứng chỉ SSL để đảm bảo rằng trang web của bạn tiếp tục duy trì kết nối bảo mật và bảo vệ dữ liệu của người dùng.

Để đăng ký chứng chỉ SSL miễn phí, bạn có thể sử dụng dịch vụ Let's Encrypt, một tổ chức phi lợi nhuận cung cấp chứng chỉ SSL miễn phí cho các trang web. Đây là lựa chọn phổ biến và dễ sử dụng cho các cá nhân và doanh nghiệp nhỏ. Tuy nhiên, chứng chỉ SSL của Let's Encrypt thường có thời hạn ngắn (90 ngày), yêu cầu bạn phải thường xuyên gia hạn.

Bài viếtLiên quan