Dofollow và Nofollow là 2 thuộc tính quan trọng giúp nâng cao thứ hạng website, đồng thời hạn chế rủi ro khi trích dẫn link external. Chúng quan trọng ra sao, sử dụng thế nào? Cùng Lead Digital khám phá ngay!
Trong quá trình vận hành và phát triển 1 website, các SEOers thường trích dẫn external link vào bài viết. Đó là các link dẫn ra các trang web khác mà không phải là website của mình. Việc chèn external link mang đến nhiều lợi ích cho SEO. Chúng vừa giúp nâng cao trải nghiệm người dùng, đồng thời giúp tăng độ điểm đánh giá của Google với bài viết. Song, nếu external link không thực sự có độ tin cậy thì sẽ tác động tiêu cực đến website của bạn.
Đó là lý Do Google phát triển nên khái niệm về link Dofollow và Nofollow.
Link Dofollow là một liên kết có chức năng thông báo. Thẻ thông báo được cung cấp cho Googlebot cũng như các công cụ tìm kiếm khác rằng đây là một liên kết dẫn đến trang web có nội dung tốt, uy tín và an toàn cho người dùng. Điều này tạo điện kiện để cho thấy độ tin cậy của website của bạn thông qua link Dofollow.
Cụ thể, khi gắn thẻ một link Dofollow, Googlebot sẽ đánh giá điểm chất lượng và xếp hạng của trang web của bạn thông qua liên kết đó. Từ đó sẽ cải thiện chất lượng, thứ hạng SEO và độ tin cậy của website của bạn.
Trái ngược với Dofollow, link Nofollow là thông báo cho Googlebot rằng: “Tôi không chắc chắn về liên kết này, có thể người dùng không nên nhấp vào”. Khi đó, con bot của Goole và những công cụ tìm kiếm khác sẽ bỏ qua liên kết này. Từ đó sẽ tránh việc liên kết bị tính điểm và ảnh hưởng đến Pagerank website của bạn.
Như vậy, link Nofollow thường được SEOers sử dụng để kiểm soát lượng traffic trên trang web, đồng thời tránh tác động tiêu cực của các liên kết không có độ tin cậy cao lên trang web.
Cả 2 thuộc tính Dofollow và Nofollow đều đóng vai trò quan trọng trong SEO website:
Tóm lại, việc phân biệt 2 thuộc tính Dofollow và Nofollow giúp Gooogle đánh giá chính xác hơn về giá trị của các liên kết. Từ đó, thay vì lạm dụng hay spam các link kém chất lượng hoặc không liên quan, các SEOers cần tập trung vào việc xây dựng hệ thống backlinks mang đến nhiều giá trị.
Có 2 cách để SEOers kiểm tra link Dofollow và Nofollow.
Bằng cách nhấn phím F12 hoặc Ctrl + U và kiểm tra thẻ <a>, bạn có thể phân biệt 2 thuộc tính này. Cụ thể, sau khi một tab mới được mở ra bao gồm mã HTML của trang web, hãy gõ Ctrl + F để tìm Nofollow hoặc Dofollow. Nếu trong thẻ hiển thị rel=”nofollow” thì chứng tỏ đó là liên kết No-follow. Ngược lại, nếu thẻ không được gắn thuốc tính hoặc hiển thị rel=”dofollow” thì liên kết đó là Dofollow.
Ngoài ra, bạn cũng có thể phân biệt thuộc tính từng external link bằng cách nhấp phải chuột vào link và chọn mục “inspect”. Tiếp theo, bạn tìm đến thẻ <a> có chứa đường link và đối chiếu tương tự như trên.
Bạn có thể sử dụng các tiện ích mở rộng như SEOquake Extension, Nofollow Extension đối với trình duyệt Chrome. Còn với FireFox, hãy sử dụng add-on NoDoFollow.
Không có một công thức nào để SEOers cân bằng 2 thuộc tính Dofollow và Nofollow. Thực tế, mặc dù Dofollow giúp tăng thứ hạng website nhanh hơn. Song, link Nofollow cũng cần thiết cho điểm đánh giá của Google. Cụ thể, cân bằng 2 thẻ này theo tỉ lệ hợp lý giúp:
Nhìn chung, phân bổ liên kết Dofollow và Nofollow phù hợp vừa giúp các nhà quản trị website tối ưu chiến lược SEO, vừa duy trì website ổn định, an toàn và đáp ứng đúng quy định của Google.
Như đã phân tích ở trên, việc chia tỉ lệ còn tùy thuộc vào chiến lược, mục tiêu SEO của nhà quản trị website. Song, theo kinh nghiệm thực chiến của các chuyên gia SEO, bạn có thể tham khảo tỉ lệ 30% cho link Nofollow và link Dofollow sẽ chiếm 70%.
Lưu ý, việc kết hợp đa dạng 2 loại liên kết cũng giúp trang web của bạn được đánh giá cao.
Trên đây là những thông tin hữu ích về link Dofollow và Nofollow. Hy vọng bạn đọc đã đúc kết được những kiến thức cơ bản, cách kiểm tra và phân bổ 2 thuộc tính này một cách hợp lý. Từ đó hỗ trợ cho chiến lược SEO của website.
Nếu bạn cần tư vấn về dịch vụ SEO từ khóa, hãy liên hệ với Lead Digital Agency qua thông tin dưới đây: