Internal link giữ vai trò quan trọng trong quá trình cải thiện thứ hạng SEO website của bạn. Vậy interal link là gì? Cách đặt link như thế nào là hiệu quả? Khám phá ngay!
1. Internal link là gì?
Internal link (liên kết nội bộ) là những liên kết trỏ người dùng từ trang này sang trang khác trên cùng một website. Internal link giúp người đọc dễ dàng tìm đọc thông tin liên quan mà không cần rời khỏi website của bạn. Bên cạnh đó, trong SEO Onpage, đây là một phần đóng vai trò quan trọng. Liên kết nội bộ có thể giúp Google thu thập dữ liệu (crawling), đồng thời hiểu được cấu trúc website của bạn và phân phối sức mạnh SEO giữa các trang.

Internal link là liên kết nội bộ trỏ đến các trang trên cùng một website
Ví dụ: Website của bạn đang có một bài viết về “SEO”, bạn có thể đặt internal link trỏ đến một bài viết khác trên web có nội dung liên quan để thu hút người đọc click vào. Chẳng hạn như “Bí quyết cải thiện SEO”.
2. Sự khác biệt giữa internal link và external link
Trong SEO website, các external link và internal link đều đóng vai trò quan trọng giúp điều hướng người dùng và khiến công cụ tìm kiếm Google hiểu rõ hơn về nội dung website. Song, 2 loại liên kết này có nhiều sự khác biệt về mục đích sử dụng và tác động đến website. Cụ thể như sau:
- Liên kết nội bộ (internal link) là liên kết giữa các trang trong cùng một trang web, có tác dụng điều hướng người dùng và phân bổ sức mạnh SEO. Mặt khác, liên kết bên ngoài (external link) được dùng để trỏ đến website khác hoặc nhận liên kết từ trang web ngoài (backlink). External link giúp cung cấp thông tin tham khảo cho user và tăng độ uy tín cho website của bạn.
- Các internal link giúp khách hàng tham khảo thêm thông tin mà không cần phải thoát ra ngoài trang web. Như vậy sẽ cải thiện tỉ lệ giữ chân khách hàng truy cập, từ đó tăng trải nghiệm người dùng và tối ưu thứ hạng tìm kiếm. Còn external link dẫn đến các nguồn tham khảo uy tín sẽ mang đến giá trị SEO cho website. Ngược lại, nếu đặt external link kém chất lượng sẽ ảnh hưởng đến uy tín của website khi SEO.

Sự khác biệt giữa external link và internal link
Vì vậy, SEOer cần hiểu rõ cả 2 loại liên kết trên để có thể kết hợp chúng một cách hợp lý. Từ đó giúp cải thiện điểm đánh giá Google, đồng thời có thể phát triển website một cách bền vững.
3. Lợi ích của internal link trong SEO website
3.1 Giúp cho Google hiểu cấu trúc website
Các kết nối bên trong giúp Google dễ dàng thu thập dữ liệu (crawling) và lập chỉ mục (indexing). Một hệ thống liên kết nội bộ hợp lý cho phép công cụ tìm kiếm hiểu được mối quan hệ giữa các trang. Điều này cho phép họ đánh giá tốt hơn nội dung của trang web.
3.2 Cải thiện sức mạnh SEO cho các trang web
Các liên kết nội bộ có thể phân bổ sức mạnh SEO (link juice) từ các trang có nhiều lượt truy cập hoặc điểm thẩm quyền (authority) cao đến các trang khác trên cùng một website. Từ đó tăng thứ hạng tìm kiếm của các trang cần tối ưu SEO một cách nhanh chóng hơn.
3.3 Tăng trải nghiệm người dùng
Trải nghiệm người dùng ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả SEO. Liên kết nội bộ cho phép người dùng dễ dàng truy cập nội dung liên quan mà không phải sang trang web khác. Điều này sẽ cải thiện thời gian on-site, giảm tỷ lệ thoát trang (bounce rate) và tăng khả năng chuyển đổi.
3.4 Tăng khả năng chuyển đổi trên website
Internal link cũng có thể thúc đẩy chuyển đổi trên website của bạn thông qua việc trỏ người dùng đến các trang sản phẩm, dịch vụ mà họ đang tìm kiếm.
4. Các loại internal link bạn cần biết
Internal link chia làm 2 loại phổ biến:
- Liên kết điều hướng (Navigation Links): Liên kết nội bộ trỏ người dùng về những nội dung họ đang tìm kiếm. Thông thường, đó là các mục quan trọng nằm tại thanh menu, chân trang web hoặc góc bên của trang.

Liên kết điều hướng(Navigation Links)
- Liên kết trong nội dung (Contextual Links): Phương pháp chèn link vào nội dung và thường kết hợp với từ khóa liên quan. Contextual links cho phép Google hiểu rõ hơn sự tương quan giữa các nội dung trên web. Đồng thời phân bổ sức mạnh SEO về các trang cho phù hợp.

Liên kết trong nội dung (contextual links)
SEOer hiểu rõ và có phương pháp kết hợp các loại internal link một cách hợp lý sẽ giúp cấu trúc trang web tối ưu hơn, cải thiện trải nghiệm người dùng và tối ưu SEO.
5. Bí quyết đặt internal link để cải thiện SEO website
Vậy đặt internal link như thế nào là hiệu quả? Tham khảo ngay bí quyết bên dưới:
- Sử dụng Anchor text một cách tự nhiên & bao gồm từ khóa: Tránh dùng những anchor text phổ thông như “bấm xem thêm”, “chi tiết tại đây”. Hãy dùng những từ khóa liên quan đến bài viết như “Sai lầm phổ biến khi SEO onpage”. Đây cũng là phương pháp giúp Google hiểu rõ nội dung của liên kết.
- Tập trung liên kết vào một số trang quan trọng: Như vậy sẽ giúp những trang cần tăng cường SEO nhanh chóng tăng độ tin cậy hơn, dễ lên top tìm kiếm hơn.
- Đảm bảo phân bổ link hợp lên trên một trang: Nhằm tạo tính tự nhiên và dễ đọc cho bài viết, bạn không nên làm dụng quá nhiều internal link trong một trang.
- Thường xuyên & đều đặn kiểm tra, cập nhật liên kết: Tránh trường hợp liên kết gãy (broken link). Như vậy sẽ tốt cho trải nghiệm user trên trang hơn.

Tối ưu anchor text khi đặt internal link
6. Các bước đặt internal link tối ưu website
- Bước 1: Xác định trang cần tối ưu để xác định chủ đề, từ khóa cần thiết và lên kế hoạch sản xuất nội dung. Các trang này thường trỏ đến những từ khóa rộng, có lượng tìm kiếm cao.
- Bước 2: Liệt kê cụm chủ đề và từ khóa cần xây dựng internal link từ trang trung tâm đã xác định ở bước 1. Từ đó phân bổ các trang nội dung hỗ trợ trỏ về trang chính. Làm như vậy có thể giúp củng cố tính liên kết và Google sẽ hiểu đâu là trang quan trọng.
- Bước 3: Lựa chọn anchor text liên quan và phù hợp với nội dung, từ khóa trang cần trỏ liên kết.
- Bước 4: Xác định và tận dụng các trang có độ uy tín cao để tận dụng hỗ trợ các trang khác. Đặt internal link từ trang này trỏ đến trang có nhiều backlink trỏ đến, link juice sẽ được phân bổ và thúc đẩy trang cải thiện xếp hạng.
Trên đây là những thông tin hữu ích về internal link và cách sử dụng hiểu quả. Bạn có thể tham khảo nhiều bài viết hơn tại Lead Digital hoặc liên hệ hotline để được tư vấn chiến lược SEO tổng thể!