CPA là gì? CPA khác gì so với CPC và CPM? Hãy cùng khám phá mô hình quảng cáo CPA, cách hoạt động và lợi ích mà nó mang lại cho doanh nghiệp trong bài viết dưới đây.
CPA là gì được rất nhiều người học digital marketing quan tâm. Từ này viết tắt của “Cost Per Action” nghĩa là chi phí trên mỗi hành động. Cụ thể, bạn phải trả tiền khi người dùng thực hiện một hành động xác định sau khi nhấp vào quảng cáo. Hành động này do bạn lựa chọn, có thể là điền thông tin, mua hàng, tải ứng dụng…
Vậy cách hoạt động của CPA là gì? Trong mô hình này, nhà quảng cáo sẽ đề xuất với đơn vị cung cấp dịch vụ (Google, Facebook, TikTok) về mức chi phí mà họ sẵn sàng trả cho mỗi hành động hoàn thành. Khi người dùng thực hiện hành động đó, nhà quảng cáo sẽ trả tiền cho nhà cung cấp dịch vụ.
Tuy nhiên trong đa số trường hợp, nhà quảng cáo sẽ bị tính chi phí ngay cả khi người dùng không thực hiện hành động đề ra. Lead Digital Agency sẽ nói rõ vấn đề này trong phần tiếp theo của bài viết.
Ưu điểm của mô hình CPA là gì mà lại được nhà quảng cáo ưa chuộng đến thế? Một số lợi ích của loại quảng cáo này như sau:
Mô hình CPA cung cấp chỉ số rõ ràng để đánh giá hiệu quả chiến dịch, ví dụ như:
Ở đây, lượt chuyển đổi chính là hành động bạn muốn khách hàng thực hiện. Những chỉ số này giúp bạn điều chỉnh và tối ưu hóa quảng cáo của mình dễ dàng hơn.
Thay vì bỏ tiền cho lượt hiển thị hay lượt nhấp đơn thuần, bạn đã thiết lập một hành động mục tiêu cụ thể cho quảng cáo. Hành động này nhiều khả năng sẽ mang đến doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp, qua đó tối ưu hóa chi phí quảng cáo. Đồng thời, bạn sẽ tính toán được ROAS hay Return On Ads Spent – lợi nhuận trên chi phí quảng cáo.
Việc xác định hành động có giá trị với doanh nghiệp sẽ giúp hệ thống máy học chính xác hơn. Các nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo sẽ “hiểu” bạn đang muốn gì và đối tượng khách hàng cần tiếp cận là ai, từ đó tăng độ chính xác trong việc nhắm mục tiêu. Hay nói cách khác, CPA giúp bạn thu hút khách hàng tiềm năng thực sự quan tâm dến sản phẩm và dịch vụ của bạn.
Ngoài những ưu điểm nêu trên, mô hình CPA cũng tồn tại nhiều hạn chế. Vậy cụ thể những hạn chế của CPA là gì?
Để áp dụng CPA vào quảng cáo, bạn cần phải có kiến thức vững vàng về digital marketing để xác định hành động mục tiêu và thiết lập tracking chính xác. Đồng thời, không phải tất cả các ngành hoặc sản phẩm đều phù hợp với CPA. Một số sản phẩm hoặc dịch vụ có thể không có hành động rõ ràng để đo lường hiệu quả.
Quảng cáo CPA yêu cầu một mức ngân sách tối thiểu gấp 5-10 lần giá thầu mục tiêu để có thể tối ưu. Một số trường hợp, con số này có thể lên 20 lần. Ví dụ, bạn đặt giá thầu 15.000 đồng cho một lượt cài đặt ứng dụng (app install) thì ngân sách được khuyến nghị phải là 300.000 đồng/ngày.
Bên cạnh đó, thời gian tối ưu quảng cáo CPA cũng lâu hơn, khi hệ thống cần đủ thời gian (thường từ 7-14 ngày) và số lượng hành động tối thiểu để hoàn tất giai đoạn máy học. Sau đó, bạn cần theo dõi và chỉnh sửa quảng cáo liên tục để đạt kết quả tốt nhất.
Nghe có vẻ mâu thuẫn với phần ưu điểm quảng cáo CPA là gì, nhưng điều này hoàn toàn là sự thật. Nếu chọn hành động không phù hợp hoặc quá “sâu” trong hành trình khách hàng, bạn có thể không nhận được chuyển đổi nào trong khi vẫn mất tiền quảng cáo.
Lí do bởi vì các hệ thống như TikTok, Facebook tính chi phí theo lượt hiển thị, trong khi Google tính theo lượt click. Vì vậy, bạn sẽ mất tiền ngay cả khi người dùng không thực hiện hành động mục tiêu.
Điểm khác biệt giữa CPC, CPM và CPA là gì? Bạn hãy theo dõi bảng so sánh sau để biết thêm chi tiết:
So sánh | CPC | CPM | CPA |
Tính phí | Khi người dùng click vào quảng cáo | Khi người dùng nhìn thấy quảng cáo | Theo click hoặc impression, nhưng sẽ tối ưu chi phí theo hành động mục tiêu |
Công thức | Chi phí / Số lượt click | Chi phí / Số lượt hiển thị * 1000 | Chi phí / Số hành động mục tiêu đã thực hiện |
Mục tiêu | Thu hút lượt truy cập website hoặc landing page | Tiếp cận khách hàng mới, tăng nhận diện thương hiệu | Tiếp cận khách hàng chất lượng hơn, khả năng cao thực hiện hành động có giá trị cho doanh nghiệp |
Ưu điểm | Chỉ trả tiền khi người dùng tương tác với quảng cáo, kiểm soát chi phí tối đa | Phân phối quảng cáo nhanh đến lượng lớn khách hàng và dễ dàng dự đoán chi phí | Tối ưu chi phí và thúc đẩy khả năng bán hàng |
Nhược điểm | Khó dự đoán chi phí tổng thể của chiến dịch nếu không có số liệu quá khứ | Không hiệu quả để thúc đẩy bán hàng hoặc tăng doanh thu | Tốn nhiều nguồn lực để thiết lập và giám sát, đòi hỏi kinh nghiệm cao |
CPA là một mô hình quảng cáo hiệu quả, giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí và tăng cường chất lượng khách hàng tiềm năng. Bằng cách hiểu rõ CPA là gì và cách thức hoạt động của nó, bạn có thể áp dụng mô hình này vào chiến lược digital marketing của mình để đạt được kết quả tốt nhất. Nếu chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực quảng cáo, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để nhận tư vấn: