CPM là gì và có ý nghĩa như thế nào đối với nhà quảng cáo? Những lợi ích và hạn chế của quảng cáo CPM cụ thể ra sao? Tất cả sẽ được Lead Digital Agency giải đáp qua bài viết này.
Không khó để trả lời câu hỏi CPM là gì. Cụm từ này viết tắt của “Cost Per Mille“, trong đó “Mille” tiếng Latin có nghĩa là “nghìn”. Hiểu đơn giản, CPM là chi phí cho mỗi một nghìn lần hiển thị. Nhà quảng cáo phải trả một khoản phí cho mỗi 1000 lần hiển thị quảng cáo của họ trên nền tảng trực tuyến.
CPM là bước đột phá giúp ngành digital marketing phát triển mạnh mẽ như bây giờ. So với hình thức CPD (cost per duration) truyền thống, nhà quảng cáo chỉ phải trả tiền khi quảng cáo thực sự hiển thị cho khách hàng. Càng nhiều khách hàng được tiếp cận, quảng cáo càng hiệu quả và tốn nhiều chi phí.
Trước khi tìm hiểu ý nghĩa của chỉ số CPM là gì, bạn cần nắm công thức tính CPM:
CPM = Chi phí quảng cáo / Số lượt hiển thị * 1.000
Ví dụ: Quảng cáo hiển thị 10.000 lần và tốn 500.000 đồng chi phí, CPM = 500.000 / 10.000 * 1.000 = 50.000 đồng.
Từ công thức nêu trên, ta có thể thấy những ý nghĩa của chỉ số này bao gồm:
Hiện nay, có nhiều loại quảng cáo CPM khác nhau mà bạn có thể lựa chọn, tùy thuộc vào mục tiêu marketing và đối tượng khách hàng. Vậy, các loại quảng cáo phổ biến sử dụng mô hình CPM là gì?
Đây là loại quảng cáo phổ biến nhất sử dụng cách tính chi phí CPM. Quảng cáo hiển thị thường xuất hiện dưới dạng hình ảnh, video hoặc banner động trên các trang web. Chúng giúp thu hút sự chú ý của người dùng và thường được sử dụng để tăng cường nhận diện thương hiệu.
Với sự phát triển mạnh mẽ của nội dung video, quảng cáo video theo mô hình CPM ngày càng trở nên phổ biến. Chúng giúp truyền tải thông điệp một cách sinh động và hấp dẫn hơn so với quảng cáo hiển thị. Quảng cáo video có thể xuất hiện trên các nền tảng như YouTube, Facebook, TikTok hoặc các website khác.
Các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, TikTok và X được biết đến với mô hình quảng cáo theo CPM. Những quảng cáo này giúp các thương hiệu tiếp cận lượng lớn người dùng mạng xã hội và tương tác với họ một cách hiệu quả.
Khi tìm hiểu quảng cáo CPM là gì thì bạn không thể bỏ qua native ads. Đây là loại quảng cáo được thiết kế sao cho tự nhiên nhất, hòa mình vào nội dung của trang web hoặc ứng dụng. Vì vậy, quảng cáo gốc thường có tỉ lệ nhấp và tương tác cao hơn do không gây phiền toái cho người dùng.
Mô hình quảng cáo nào cũng có ưu và nhược điểm, CPM cũng vậy. Dưới đây là một số lợi ích và hạn chế của quảng cáo CPM:
So với CPC, điểm khác biệt của CPM là gì? Bạn hãy theo dõi bảng so sánh dưới đây nhé:
Khác biệt | CPC | CPM |
Tính phí | Khi người dùng click vào quảng cáo | Khi người dùng nhìn thấy quảng cáo |
Công thức | Chi phí / Số lượt click | Chi phí / Số lượt hiển thị * 1000 |
Mục tiêu | Thu hút lượt truy cập website hoặc landing page | Tiếp cận khách hàng mới, tăng nhận diện thương hiệu |
Ưu điểm | Chỉ trả tiền khi người dùng tương tác với quảng cáo, kiểm soát chi phí tối đa | Phân phối quảng cáo nhanh đến lượng lớn khách hàng và dễ dàng dự đoán chi phí |
Nhược điểm | Khó dự đoán chi phí tổng thể của chiến dịch nếu không có số liệu quá khứ | Không hiệu quả để thúc đẩy bán hàng hoặc tăng doanh thu |
Bài viết trên đây đã giới thiệu CPM là gì và những ưu nhược điểm của quảng cáo sử dụng mô hình này. Để đạt mục tiêu kinh doanh, nhà quảng cáo cần kết hợp CPM với các chỉ số khác như CPC (Cost Per Click) hay CPA (Cost Per Action) để có cái nhìn toàn diện hơn về hiệu quả của chiến dịch.
Nếu cần tư vấn về lập chiến lược digital marketing tổng thể, bạn có thể liên hệ với Lead Digital Agency qua thông tin dưới đây: