Những kiến thức mới nhất và kinh nghiệm về Digital Marketing
Chia sẽ kiến thức hữu ích về Website, Digital, SEO

CPD là gì? Những ưu điểm và hạn chế của quảng cáo CPD

CPD là gì? Quảng cáo CPD có những ưu điểm và hạn chế nào so với các hình thức quảng cáo khác? Bài viết dưới đây của Lead Digital Agency sẽ cung cấp cho bạn kiến thức hữu ích về loại hình này.

1. CPD là gì?

Nếu làm trong lĩnh vực digital marketing, chắc hẳn bạn đã biết khái niệm CPD là gì. Dành cho những ai chưa biết thì CPD hay Cost Per Duration là mô hình tính phí quảng cáo theo thời gian. Trong mô hình này, nhà quảng cáo trả tiền trước dựa theo thời gian thực tế mà quảng cáo của họ được hiển thị.

Mẫu quảng cáo CPD trên trang tin tức online

Mẫu quảng cáo CPD trên trang tin tức online

Hình thức CPD thường được áp dụng cho những vị trí quảng cáo “hot”, cần đặt trước như head banner trang chủ website, Masthead Youtube hay quảng cáo ngoài trời (OOH). Tại những nơi này, đơn vị cung cấp dịch vụ sẽ yêu cầu bạn đặt quảng cáo theo ngày/tuần/tháng hoặc thậm chí theo năm.

2. Ưu điểm của CPD là gì?

Sau khi bạn đã hiểu rõ CPD là gì, Lead Digital Agency sẽ tiếp tục giới thiệu ưu điểm của mô hình quảng cáo này. Cụ thể như sau:

2.1 Khả năng hiển thị tuyệt đối

CPD cho phép nhà quảng cáo hiển thị cố định trong khoảng thời gian đã chọn mà không cần lo lắng về đối thủ cạnh tranh. Khách hàng truy cập website hoặc nền tảng mạng xã hội sẽ luôn thấy quảng cáo của bạn đầu tiên. Đó là ưu điểm lớn nhất của hình thức này.

Trong một vài trường hợp, nhà cung cấp có thể đưa ra tùy chọn chia sẻ 3 hoặc chia sẻ 5 để giảm bớt chi phí quảng cáo. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể “độc quyền” nếu không có thương hiệu nào đặt quảng cáo trùng thời gian với bạn.

Khả năng hiển thị tuyệt đối là ưu điểm lớn nhất của quảng cáo CPD

Khả năng hiển thị tuyệt đối là ưu điểm lớn nhất của quảng cáo CPD

2.2 Tăng cường nhận diện thương hiệu

Đối với những thương hiệu mới cần công chúng biết đến rộng rãi và nhanh chóng thì CPD là giải pháp quảng cáo tối ưu. Bạn có thể đặt quảng cáo tại những website có lượng traffic lớn và tiếp cận hàng triệu khách hàng trong một ngày. Tất cả điều bạn cần làm là xác định vị trí đặt quảng cáo phù hợp với khách hàng mục tiêu, chuẩn bị thiết kế đẹp và chờ đợi kết quả tích cực.

CPD cho phép các nhà quảng cáo đo lường hiệu quả của quảng cáo dựa trên thời gian hiển thị. Điều này rất hữu ích đối với các chiến dịch mà thời gian tiếp cận người xem là yếu tố quan trọng, chẳng hạn như quảng cáo video dài hoặc quảng cáo có thông điệp phức tạp.

2.3 Kiểm soát ngân sách

Với CPD, nhà quảng cáo có thể kiểm soát hoàn toàn ngân sách vì đã biết chính xác số tiền phải chi cho một khoảng thời gian quảng cáo. Điều này giúp việc lập kế hoạch marketing theo quý hoặc năm sẽ dễ dàng và chính xác hơn.

3. Nhược điểm của CPD là gì?

Vậy nhược điểm của mô hình CPD là gì? Rất nhiều, cụ thể như sau:

3.1 Khó cam kết hiệu quả

Lượng traffic của một website hoặc một nền tảng có sự dao động đáng kể theo ngày, tuần và tháng. Do đó, bạn không thể dự đoán trước được hiệu quả quảng cáo khi sử dụng mô hình CPD. Bên cạnh đó, những sự việc ngoài ý muốn có thể xảy ra gây ảnh hưởng đến traffic, trực tiếp khiến quảng cáo kém hiệu quả.

3.2 Chi phí cao

So với những hình thức quảng cáo tính phí theo lượt hiển thị và lượt nhấp chuột, CPD có chi phí khá cao. Đặc biệt là những website có số lượng người dùng lớn hoặc tệp khách hàng cao cấp. Vì vậy, không phải doanh nghiệp nào cũng có khả năng sử dụng loại hình quảng cáo này.

Nhược điểm của quảng cáo CPD là gì? Đó là chi phí cao

Nhược điểm của quảng cáo CPD là gì? Đó là chi phí cao

3.3 Tính minh bạch

Kết quả quảng cáo CPD gồm có hai phần: số lượt nhấp vào quảng cáo trên website đối tác và số người thực tế truy cập vào website của bạn. Hai kết quả này có thể chênh lệch rất nhiều dẫn đến giảm tính minh bạch của báo cáo.

4. Cách tối ưu hóa quảng cáo CPD là gì?

Để hạn chế những nhược điểm nêu trên, bạn cần nắm vững cách tối ưu hóa quảng cáo CPD là gì. Một số phương án có thể thực hiện bao gồm:

4.1 Đúng nơi, đúng thời điểm

Để tối ưu hóa CPD, việc lựa chọn đúng nền tảng và thời điểm hiển thị quảng cáo là rất quan trọng. Hãy nghiên cứu kỹ lưỡng về đối tượng mục tiêu của bạn và chọn những website mà họ thường xuyên sử dụng. Ngoài ra, xác định khoảng thời gian nền tảng đó có lượng traffic đông nhất để tăng hiệu quả quảng cáo.

4.2 Thiết kế hấp dẫn

Nội dung quảng cáo cần phải hấp dẫn và giữ chân người xem trong suốt thời gian hiển thị. Điều này đặc biệt quan trọng đối với quảng cáo CPD. Bạn nên sử dụng hình ảnh, âm thanh và thông điệp sáng tạo để thu hút sự chú ý và tạo ấn tượng mạnh mẽ với người dùng.

Mẫu quảng cáo CPD dạng chữ U độc quyền

Mẫu quảng cáo CPD dạng chữ U độc quyền

4.3. Kết hợp với các hình thức khác

Bạn cần kết hợp CPD với các hình thức quảng cáo khác để tạo ra một chiến dịch toàn diện. Ví dụ, bạn có thể sử dụng quảng cáo CPD để tạo ấn tượng ban đầu trong tâm trí người dùng và kết hợp với CPC để thúc đẩy hành động cụ thể. Sự kết hợp này giúp bạn tận dụng tối đa ngân sách và đạt được mục tiêu kinh doanh.

Bài viết trên đã giải đáp câu hỏi CPD là gì và những ưu nhược điểm của hình thức này. Chúng tôi hi vọng rằng bạn đã nắm rõ kiến thức và biết cách tối ưu hóa quảng cáo CPD. Để nhận tư vấn chuyên sâu về chiến lược digital marketing, bạn có thể liên hệ với Lead Digital Agency qua thông tin dưới đây:

Bài viếtLiên quan