SEM là gì? Công cụ này có vai trò quan trọng như thế nào? Cách phân biệt SEO và SEM ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp thông qua bài viết dưới đây của Lead Digital Agency.
Vậy SEM là gì? Đó là viết tắt của cụm từ Search Engine Marketing (tiếp thị qua công cụ tìm kiếm). Công cụ này nhằm mục đích đưa website lên top đầu trên trang kết quả tìm kiếm thông qua hình thức trả phí, tiếp cận dễ dàng hơn với khách hàng tiềm năng.
Bạn có thể thực hiện SEM thông qua Google Ads, Bing Ads, Cốc Cốc Ads và nhiều nền tảng quảng cáo tìm kiếm khác. Các thành phần chính của SEM bao gồm:
Qua những thông tin trên, chắc hẳn bạn đã hiểu SEM là gì. Phần tiếp theo của bài viết sẽ chia sẻ cách tối ưu SEM cùng cách phân biệt SEO và SEM khi làm Digital Marketing.
Khi bạn đã hiểu rõ SEM là gì, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu cách tối ưu công cụ này. Một số hạng mục bạn có thể thực hiện bao gồm:
Quảng cáo tìm kiếm là “trái tim” của SEM. Do đó, bạn cần nghiên cứu kĩ lưỡng bộ từ khóa phù hợp với sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Các từ khóa cần có lượng tìm kiếm cao, liên quan trực tiếp đến thương hiệu và phản ánh hành vi tiêu dùng của khách hàng.
Bạn cần viết tiêu đề và mô tả của quảng cáo một cách chỉn chu, có chứa từ khóa liên quan và thu hút người dùng nhấp vào. Ngoài ra, hãy sử dụng tối đa các tiện ích mở rộng quảng cáo mà nền tảng cung cấp, ví dụ như liên kết trang web, số điện thoại, địa chỉ…
Hãy đảm bảo trang đích hoạt động bình thường, không chứa lỗi 404 và có tốc độ tải trang nhanh. Nội dung landing page cần liên quan đến quảng cáo và khả năng điều hướng tốt. Đặc biệt, trang đích cần được thiết kế chuẩn responsive, thân thiện với điện thoại di động.
Bạn có thể sử dụng tính năng nhắm mục tiêu theo địa lý, nhân khẩu học và sở thích để tiếp cận đúng đối tượng khách hàng. Ngoài ra, các hình thức retargeting hay lookalike cũng rất hữu hiệu khi chạy SEM.
Các công cụ như Google Analytics, Google Ads sẽ giúp bạn theo dõi hiệu suất của các chiến dịch. Một số chỉ tiêu cần quan tâm bao gồm:
Dựa vào những phân tích hiệu suất ở trên, bạn có thể điều chỉnh ngân sách và giá thầu quảng cáo để đạt mục tiêu marketing. Hiện nay, có rất nhiều chiến lược giá thầu đa dạng cho bạn lựa chọn, ví dụ như: tối đa hóa lượt nhấp, tối đa hóa chuyển đổi, giá chuyển đổi mục tiêu, lợi tức đầu tư trên chi phí quảng cáo…
Mặc dù đã hiểu SEM là gì, nhưng bạn đã phân biệt được nó với SEO hay chưa? Dưới đây là một số khác biệt giữa hai hình thức này.
SEO hay Search Engine Optimization – tối ưu hóa công cụ tìm kiếm là nỗ lực đưa website lên top đầu mà không phải trả phí. SEO tập trung vào việc cải thiện trải nghiệm trang đích và viết nội dung chứa từ khóa liên quan để tăng thứ hạng của website.
Về những điểm giống nhau, SEO và SEM đều chung mục tiêu đưa website lên thứ hạng cao trên trang kết quả tìm kiếm. Nơi thực hiện là các công cụ tìm kiếm hàng đầu như Google, Bing, Cốc Cốc…
Đồng thời, SEO và SEM đều chú trọng đến trải nghiệm người dùng thông qua việc tối ưu tốc độ tải trang, thiết kế website responsive, cải thiện khả năng điều hướng người dùng… Bên cạnh đó, hai phương pháp này cần tạo nội dung liên quan đến từ khóa sản phẩm/dịch vụ muốn đẩy mạnh.
Ngoài những điểm giống nhau, SEO và SEM có những khác biệt rõ ràng:
Đặc điểm | SEM | SEO |
Bản chất | Quảng cáo trả phí | Tối ưu hóa website |
Chi phí | Phải trả phí cho mỗi lần nhấp chuột (Cần trả phí trực tiếp cho đơn vị cung cấp dịch vụ để website lên top đầu kết quả tìm kiếm) | Không tốn phí, ngoại trừ việc thuê agency tối ưu SEO cho doanh nghiệp |
Hiệu lực | Nhanh, chỉ mất 1-2 ngày là quảng cáo đã hiển thị trên mạng tìm kiếm | Lâu, có thể mất vài tháng đến hơn 1 năm để website có thể xếp hạng cao |
Bền vững | Tăng lượng truy cập tức thời (Không bền vững, traffic sẽ mất khi bạn dừng quảng cáo) | Mang lại nguồn truy cập tự nhiên bền vững và lâu dài |
Thời gian | Ngắn hạn | Lâu dài |
Kiểm soát | Dễ kiểm soát vì các nền tảng quảng cáo đã công bố các tiêu chí tối ưu và tiêu chuẩn cộng đồng để tránh vi phạm | Cần kiểm soát chặt chẽ nội dung và kỹ thuật SEO để website không bị tuột hạng khi Google cập nhật thuật toán |
Với SEM, bạn nên sử dụng cho các chiến dịch marketing ngắn hạn phải có kết quả nhanh chóng, hoặc doanh nghiệp có nguồn ngân sách dư dả dành cho quảng cáo. SEM giúp doanh nghiệp thống trị tuyệt đối trên thị phần tìm kiếm so với đối thủ cạnh tranh.
Còn với SEO, bạn cần xây dựng kho nội dung chất lượng và tối ưu trang web trong thời gian dài. Đây là chiến lược dài hạn nên thực hiện song song với SEM để xây dựng thương hiệu bền vững và giảm chi phí vận hành cho doanh nghiệp.
Qua bài viết này, Lead Digital Agency mong bạn đã hiểu rõ SEM là gì và cách phân biệt với SEO. Tùy thuộc vào ngân sách, mục tiêu kinh doanh và thời gian mà bạn có thể chọn SEO hoặc SEM. Để nhận tư vấn hoàn toàn miễn phí, bạn hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:
Tổng hợp một số những thắc mắc trong quá trình chuẩn bị và triển khai chiến dịch Digital Marketing được chúng tôi tổng hợp. Lead Digital hi vọng những câu trả lời dưới đây sẽ phần nào hữu ích với bạn.
Cả SEO và SEM đều là những chiến lược quan trọng trong tiếp thị trực tuyến, nhưng sự quan trọng phụ thuộc vào mục tiêu chiến lược của bạn.
SEO quan trọng nếu bạn muốn một chiến lược lâu dài và bền vững: Nếu bạn không muốn chi tiêu quảng cáo liên tục và muốn có một chiến lược dài hạn, SEO là sự lựa chọn tốt hơn. SEO giúp bạn xây dựng độ tin cậy và uy tín cho website của mình, mang lại lưu lượng truy cập tự nhiên bền vững trong dài hạn.
SEM quan trọng nếu bạn cần kết quả ngay lập tức và có ngân sách quảng cáo: SEM là chiến lược phù hợp khi bạn cần gia tăng lưu lượng truy cập nhanh chóng, chẳng hạn như trong các chiến dịch quảng bá ngắn hạn hoặc nếu bạn cần tăng trưởng doanh thu nhanh chóng (chương trình khuyến mãi, sự kiện đặc biệt...) . Nếu bạn có ngân sách đủ lớn và muốn kiểm soát chặt chẽ các chiến dịch quảng cáo, SEM sẽ là sự lựa chọn hợp lý.
SEM là một hình thức quảng cáo trực tuyến giúp doanh nghiệp tăng khả năng hiển thị trên các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Cốc Cốc. Khi người dùng tìm kiếm một từ khóa liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, quảng cáo SEM của bạn có thể xuất hiện ở vị trí hàng đầu trên trang kết quả tìm kiếm.
Dưới đây là 2 loại hình quảng cáo SEM bạn nên biết: